Cách duy nhất để thử lụa “thật” hay “giả” hay pha đó là dùng lửa để thử. Nếu sau khi đốt, vết cháy biến thành than và đưa tay lên xoa xoa nhẹ thì chúng tan ra trở thành muội đen, đưa lên mũi ngửi thấy mùi khét lẹt giống như tóc thì đó đúng là lụa tơ tằm chính hiệu. Còn nếu dùng lửa mà vải vẫn cháy đen và dẻo quẹo, không tạo muội than thì đó ắt hẳn là hàng Tàu hoặc hàng pha ni lông với tỷ lệ lớn.
4. Màu sắc
- Với những lụa tơ tằm truyền thống thường chỉ trắng ngà chứ ít khi có màu trắng tinh, do dệt từ tơ tằm. Nếu là lụa trắng tinh thường là lụa đã bị pha các sợi khác.
- Lụa tơ tằm cũng có thể giặt bằng xà phòng và giặt máy mà không sợ bị hỏng, vải không nhăn và không có hiện tượng bị phai màu.
- Lụa tơ tằm truyền thống nếu có giấy màu rất dễ giặt nhưng nếu là lụa Trung Quốc thì giặt sẽ bị phai màu nhuộm và nhăn nhúm nhó, dễ hỏng và khó giặt.
5. Khổ vải
Với những khung dệt truyền thống, thường chỉ có 2 loại khung với 2 kích cỡ 0,9m và 1,15m. Do đó, khổ vải sẽ không được lớn. Nếu may quần áo rộng rãi sẽ có đường nối vải, nối họa tiết, hoa văn.
- Ngâm vải trước khi may
- Giặt lụa bằng tay và bằng dầu gội, sửa tắm, nước xả vải
- Không ngâm lâu trong nước
- Không giặt bằng máy giặt, bột giặt, thuốc tẩy
- Không giặt bằng nước nóng
- Không phơi nắng quá lâu
Trích: hadongsilk.com